Các phương pháp ăn dặm cho bé – để con khởi đầu ăn dặm an toàn và hiệu quả

By Genex Admin
2 Th1 2023 390

Để xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ 6 tháng tuổi thì bố mẹ cần lựa chọn phương pháp ăn dặm phù hợp cho con. Khám phá ngay 3 chế độ ăn dặm được nhiều mẹ Việt chuộng nhất hiện nay để chọn phương pháp phù hợp cho bé yêu ăn dặm, bổ sung dinh dưỡng cho bé, mẹ nhé!

1. Cách cho trẻ ăn dặm hợp lý là gì?

Khi các bé được khoảng 6 tháng tuổi, ngoài nguồn cung cấp chất dinh dưỡng chính là sữa mẹ, trẻ cần được ăn bổ sung các loại thực phẩm khác, giai đoạn này được gọi là giai đoạn ăn dặm của bé và cần được thực hiện một cách hợp lý. Ban đầu, khi mới tập ăn dặm, nên cho trẻ ăn từ lỏng đến đặc, từ ít đến nhiều, tập cho trẻ quen dần với các loại thức ăn mới. Việc tăng số lượng thức ăn và bữa ăn cho trẻ cần phù hợp theo tuổi, đảm bảo thức ăn hợp với khẩu vị của trẻ. Khi chế biến thức ăn dặm cho bé cần đảm bảo thức ăn mềm, dễ nhai và dễ nuốt. Dụng cụ chế biến phải sạch sẽ, người chế biến cần rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn và khi cho trẻ ăn. Không nên cho trẻ ăn bột ngọt vì loại gia vị này vừa không có chất dinh dưỡng, lại không có lợi cho sức khỏe của trẻ.

2. Các phương pháp cho trẻ ăn dặm 

2.1. Phương pháp ăn dặm truyền thống

Phương pháp ăn dặm truyền thống đã có từ lâu đời, và được nhiều bậc cha mẹ sử dụng cho trẻ ăn dặm. Khi trẻ đến độ tuổi ăn dặm, bố mẹ của bé sẽ bắt đầu cho ăn dặm bằng bột xay chung với các loại thức ăn khác như rau củ, cá, thịt… Và khi trẻ bước sang độ tuổi mọc răng, bố mẹ sẽ chuyển sang cho trẻ ăn cháo và các loại thức ăn mềm khác kèm theo.

Ngày nay, rất nhiều bà mẹ cho rằng phương pháp ăn dặm kiểu truyền thống không còn phù hợp với xu hướng hiện đại nữa. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều trẻ em tại Việt Nam được cho ăn theo cách này.

Ưu điểm của phương pháp ăn dặm truyền thống là nó đã rất quen thuộc với nhiều thế hệ người Việt. Ông bà cũng có thể dễ dàng giúp đỡ cha mẹ trong việc cho bé ăn dặm. Đồng thời, thức ăn xay nhuyễn dễ tiêu hóa, không ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa và hấp thụ thức ăn của trẻ.

Hạn chế của phương pháp ăn dặm truyền thống là trẻ ăn thức ăn nhuyễn nhiều, chậm khả năng ăn thực phẩm thô. Nhiều trẻ trên 2 tuổi nhưng vẫn phải ăn cơm nhuyễn, cơm nhá rất mất vệ sinh. Ngoài ra, việc chế biến chung nhiều loại thức ăn với nhau khiến trẻ khó cảm nhận được mùi vị riêng của các loại, không kích thích trẻ ăn uống. Trẻ dễ bị chán ăn, biếng ăn và kén chọn thực phẩm sau này.

(Ảnh minh họa: Phương pháp ăn dặm truyền thống)

Tuy mang đến nhiều ưu điểm tích cực nhưng ăn dặm kiểu Nhật cũng có một số hạn chế nhất định:

– Bố mẹ mất rất nhiều thời gian và công sức để dạy bé ngồi, cầm thìa, ăn uống.

– Việc chuẩn bị các loại thực phẩm rất mất thời gian.

– Khó tiếp nhận với người lớn tuổi như ông bà.

Vì vậy, phương pháp này phù hợp với những mẹ ít bận rộn, có nhiều thời gian và tỉ mỉ trong việc chế biến đồ ăn dặm cho con. Nếu mẹ chọn phương pháp ăn dặm này cần thu xếp thời gian biểu hợp lý.

(Ảnh minh họa: Phương pháp ăn dặm kiểu nhật)

2.3. Phương pháp cho bé ăn dặm tự chỉ huy

Ăn dặm tự chỉ huy (có tên tiếng Anh là Baby Led Weaning và được viết tắt: BLW) là phương pháp ăn dặm tự quyền, tức là bé tự quyết định ăn gì, ăn món nào trước hoặc món nào sau mà không cần đến sự trợ giúp của người lớn.

Ngoài ra, ở phương pháp này thì trẻ có quyền ăn hoặc không ăn một món nào đó theo sở thích cá nhân. Bé có thể bốc bằng tay hoặc sử dụng thìa, muỗng, dĩa để ăn mà hoàn toàn không hề có sự can thiệp của cha mẹ. Ăn dặm tự chỉ huy là phương pháp ăn dặm mà cha mẹ tôn trọng quyền quyết định của con trong suốt quá trình ăn và bé sẽ tự khám phá và thưởng thức các món ăn theo ý muốn của mình.

Điều quan trọng nhất là mẹ không được đút, dỗ hay ép bé ăn, ăn ít hay ăn nhiều và ăn như thế nào là do bé. Bé sẽ được ăn cùng bàn, cùng thời điểm với những thành viên khác trong gia đình.

Nhìn chung, ăn dặm tự chỉ huy sẽ khuyến khích bé kết hợp việc ăn dặm với việc bú sữa mẹ (sữa công thức) cho nên nó không giống như các kiểu ăn dặm khác, trẻ sẽ có nhiều lựa chọn hơn là ăn đồ đã xay nhuyễn từ trước.

Ăn dặm tự chỉ huy bắt nguồn từ các nước châu Âu và châu Mỹ. Tại Việt Nam vài năm trở lại đây, phương pháp này mới được các bậc cha mẹ áp dụng bởi những lợi ích vượt trội so với cách ăn dặm thông thường.

Những lợi ích điển hình của phương pháp này chính là giúp trẻ phát triển kỹ năng, phát triển giác quan, tạo tính tự lập, giảm nguy cơ béo phì, giúp trẻ tăng cảm xúc trong ăn uống.

(Ảnh minh họa: Phương pháp ăn dặm tự chỉ huy)

Ba phương pháp ăn dặm nêu trên đều có những điểm mạnh và điểm yếu, do đó cho trẻ ăn dặm theo phương pháp nào phụ thuộc hoàn toàn vào cả mẹ và bé, các bậc cha mẹ có thể lựa chọn phương pháp phù hợp nhất với bé và điều kiện của mẹ. Các bà mẹ cũng có thể tham khảo từ những bà mẹ khác, tận dụng thế mạnh của mỗi phương pháp để tạo ra kiểu ăn riêng của con, ví dụ chế biến thức ăn truyền thống nhưng nên chú ý các bước ăn thô, cách cho trẻ ăn, tập cho bé ăn nhạt, tập trung ăn thay vì đi rong…. Hoặc thậm chí có thể kết hợp nhiều phương pháp ăn dặm trong các bữa ăn của trẻ trong ngày. Điều quan trọng nhất là giúp bé có được những bữa ăn ngon miệng và vui vẻ nhé.

Và các mẹ đừng quên sử dụng các công cụ đắc lực trong quá trình cho bé ăn dặm như nồi nấu chậm, nồi đa năng,… với các ưu điểm vượt trội, nồi nấu chậm được xem là một trong những thiết bị lý tưởng cho việc chuẩn bị đồ ăn dặm cho bé.

Nồi không những giúp các mẹ có thể chuẩn bị được những bữa ăn dinh dưỡng mà còn đảm bảo sức khỏe và còn tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ với khả năng giữ được hàm lượng chất dinh dưỡng rất cao.

3. Một số dụng cụ ăn dặm mẹ cần chuẩn bị cho bé

– Bát đĩa và thìa ăn dặm

Mẹ nên chọn các sản phẩm có thành phần an toàn, tự nhiên nhất có thể cho con. Ngoài ra có 1 số sản phẩm chuyên dụng cho bé ăn dặm với tính mềm dẻo, báo nóng,…phù hợp với độ tuổi của các con.

– Máy xay

Mẹ có thể sử dụng máy xay sinh tố truyền thống, máy xay cầm tay hoặc bất kỳ máy xay nào có thể xay nhuyễn thức ăn. Tuy nhiên hãy ưu tiên các sản phẩm gọn nhẹ, tiết kiệm thời gian và dễ làm sạch để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho bé.

– Nồi nấu

Ninh hầm bằng nồi nấu chậm hiện nay được đánh giá là một trong những cách chế biến giữ trọn vẹn chất dinh dưỡng cũng như hương vị của thực phẩm,đặc biệt phương pháp này cũng được các bà mẹ lựa chọn để chế biến các món ăn dặm cho bé. Với nồi nấu chậm thông minh SLOW 4, sẽ đem lại cho mẹ một trải nghiệm về sự tiện lợi của nó khi sử dụng chức năng hẹn giờ và chức năng nấu tự động, mẹ sẽ càng tự tin và yên tâm hơn không lo hỏng công thức nấu hay bị cháy khét, điều này càng tiện lợi đối với các bà mẹ bận rộn.

Ngoài ra các mẹ cũng có thể sử dụng các loại nồi đa năng khác để nấu cho bé, miễn sao phù hợp với túi tiền và nhu cầu sử dụng của gia đình

– Máy tiệt trùng

Máy tiệt trùng bình sữa là một lựa chọn tuyệt vời cho các gia đình mong muốn bình sữa cùng các dụng cụ ăn dặm của con được sạch sẽ hơn, an toàn hơn, bố mẹ tiết kiệm thời gian hơn mà lại tiết kiệm được ngân sách cho việc đầu tư.

Hy vọng những thông tin vừa chia sẻ đã giúp mẹ biết cách cho bé ăn dặm hợp lý theo từng tháng tuổi. Quá trình bé ăn dặm ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển về thể chất và trí tuệ của trẻ. Vì vậy, mẹ nên tập ăn dặm cho bé đúng cách và đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng.

Vui lòng viết nhận xét của bạn.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Có thể bạn quan tâm

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh: Thực phẩm giàu dưỡng chất và hỗ trợ sức khỏe 
31 Th8 2023
684
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh: Thực phẩm giàu dưỡng chất và hỗ trợ sức khỏe 

Bài viết này sẽ đưa bạn vào thế giới của chế độ dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh, tìm hiểu về những thực phẩm giàu dưỡng chất và cách chúng hỗ trợ sức khỏe cho bé.

Xem thêm
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh: Giải đáp các thắc mắc phổ biến của bậc cha mẹ 
30 Th8 2023
654
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh: Giải đáp các thắc mắc phổ biến của bậc cha mẹ 

Hãy cùng tìm hiểu về chế độ dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh, từ sữa mẹ và bú sữa đến chế độ ăn dặm và thực đơn cụ thể, cùng với sản phẩm máy tiệt trùng bình sữa Fatzbaby – một sự hỗ trợ đáng tin cậy cho cuộc hành trình dinh dưỡng của bé.

Xem thêm
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh khi bắt đầu ăn dặm: Thực phẩm phù hợp và cách chuẩn bị 
29 Th8 2023
663
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh khi bắt đầu ăn dặm: Thực phẩm phù hợp và cách chuẩn bị 

Bài viết này sẽ giới thiệu về chế độ dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh khi bắt đầu ăn dặm, cùng với những thực phẩm phù hợp và cách đảm bảo an toàn trong quá trình chuẩn bị thức ăn cho bé.

Xem thêm
image 114